Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

07 QUY LUẬT THÀNH CÔNG


Hãy cùng nhau hướng đến thành công:




Bảy quy luật thành công

1.  QUY LUẬT TIỀM NĂNG VÀ THUẦN KHIẾT

Bạn hãy

· Mỗi ngày dành ra 1 khoảng thời gian để IM LẶNG
· Mỗi ngày dành ra 1 khoảng thời gian để ngắm nhìn và tận hưởng thiên nhiên (đơn giản ngắm mặt trời, ngửi 1 mùi hoa…)
· Thực hiện phương pháp “không phán xét bất cứ điều gì xảy ra”.

2. QUY LUẬT CHO – NHẬN

- Bất cứ nơi nào tôi đến, bất cứ người nào tôi gặp. tôi đều sẽ tặng họ 1 món quà (lời khen ngợi, nụ cười, lời cầu nguyện …) và xem đó như sự luân chuyển niềm vui, sự giàu có và dư dả trong cuộc sống của mình cũng như trong cuộc sống của những người khác.
- Hôm nay tôi sẽ rất biết ơn khi nhận được tất cả những gì cuộc sống cho tôi:  ánh mặt trời, tiếng chim hót … lời khen lời chúc và cả tiền bạc.
- Cam kết giữ cho sự giàu có luân chuyển trong cuộc sống của mình bằng cách cho đi và nhận lại những món quà quý giá nhất:  SỰ QUAN TÂM, CHĂM SÓC, THẤU HIỂU …và YÊU THƯƠNG  để cuộc sống của tôi và những người chung quanh luôn tràn ngập hạnh phúc, niềm vui và tiếng cười.

3.  QUY LUẬT NHÂN QUẢ 
(NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ)

· Luôn nhớ, mỗi hành động đều tạo ra sức mạnh quay lại (phản lực) giống như ban đầu phát ra … Gieo cây nào gặt quả ấy. Và khi chúng ta lựa chọn những hành động mang lại hạnh phúc và thành công cho người khác, trái ngọt của nghiệp quả sẽ là HẠNH PHÚC VÀ THÀNH CÔNG.
· Cách tốt nhất để chuẩn bị cho tương lai chính là việc ý thức đầy đủ ngay từ hiện tại.
· Bất cứ lúc nào đưa ra 1 lựa chọn, tôi sẽ tự hỏi “Những hệ quả của lực chọn này là gì ? liệu nó có mang lại hạnh phúc cho tôi và cho những người chịu sự tác động nầy không ?”




4.  QUY LUẬT NỖ LỰC TỐI THIỂU

· Thực hiện việc chấp nhận và chịu trách nhiệm về hoàn cảnh của mình và về tất cả những vấn đề mà mình cho là khó khăn. Không đổ lỗi cho bất cứ ai hay bất cứ điều gì đối với hoàn cảnh của mình.
· Xem khó khăn là 1 cơ hội nguỵ trang để biến nó thành lợi ích to lớn hơn
· Sẽ từ bỏ nhu cầu bảo vệ quan điểm của mình. Cảm thấy không cần thiết phải thuyết phục hay làm cho người khác phải chấp nhận quan điểm của mình. Cởi mở với mọi quan điểm chứ không cứng nhắc thiên về 1 quan điểm cụ thể nào trong số đó.

5. QUY LUẬT MỤC ĐÍCH VÀ KHÁT VỌNG

· Liệt kê danh sách những khát vọng của mình
· Không cho phép những trở ngại làm hao mòn và phân tán sự chú tâm cao độ của tôi trong thời điểm hiện tại để thể hiện tương lai qua những mục đích và khát vọng sâu xa, tha thiết nhất.

6. QUY LUẬT BUÔNG BỎ: BUÔNG BỎ ĐỂ ĐƯỢC TỰ DO SÁNG TẠO

· Cho phép mình và những người xung quanh được tự do là chính họ, không cứng nhắc áp đặt ý kiến của mình rằng mọi thứ nên như thế nào.
· Trong từng khoảnh khắc của cuộc sống, luôn tìm thấy sự hào hứng, bất ngờ và bí ẩn cho nên không ôm chặt quá khứ, không thấy tiếc nuối, tham đắm vì phải bỏ đi những gì đang có khiến mình luôn là tù nhân của những nhu cầu trần tục, tuyệt vọng ….

7. QUY LUẬT DARHMA * (MỤC ĐÍCH CUỘC ĐỜI)

 · Lập ra danh sách những tài năng đặc biệt của mình. Liệt kê những điều mình muốn làm để bộc lộ tài năng.
· Tạo ra sự giàu có cho bản thân để phục vụ mọi người .

(TRẦN LÊ NGUYỄN)
Đăng trên Blog của  Alan Phan.


(*) Phùng Hoài Ngọc chú thích




 Khái niệm Dharma (tài liệu trên viết nhầm là Darhma) là hạt nhân cơ bản trong học thuyết Bà la môn giáo ở Ấn Độ, về sau Đức Phật phát triển tiếp tục. Xin giới thiệu mấy ý kiến đơn giản về Dharma (được dịch là “pháp”)

“Pháp – Dharma" 

Joseph Goldstein giảng. Nguyễn Duy Nhiên dịch

“Trong sự tu tập, ở giai đoạn đầu, mặc dầu chúng ta có thể cảm thấy tâm mình như là một con trốt sinh hoạt quay cuồng, nhưng dần dần sự nhiệm mầu của thiền tập sẽ giúp ta phân định, sắp đặt lại tất cả. Theo thời gian chúng ta sẽ trở nên an ổn và vững vàng, có thể định tâm để nhìn thấy được yếu tố nào sẽ đem lại cho ta an lạc hoặc khổ đau. Tất cả mọi sự trên cuộc đời này – hạnh phúc hay khổ đau – đều xảy ra đúng theo luật định của nó. Sự tự tại của ta nằm ở sự minh triết của mình trong vấn đề chọn lựa.

Khi đi theo con đường tỉnh thức, ta sẽ nhận thấy rằng mục tiêu tối hậu của sự tu tập là làm sao để phát triển được những thiện tính trong tâm mình.”.

PHN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét