Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH THAM VẤN HIỆN NAY


1. Liệu pháp Phân tâm (Psychoanalytic therapy)
Bao gồm lý thuyết về sự phát triển nhân cách, triết học về bản chất của loài người, và phương pháp trị liệu tâm lý tập trung vào những yếu tố vô thức là động lực thúc đẩy hành vi. Sự chú ý được hướng về những sự kiện trong 6 năm đầu của cuộc đời quyết định những sự phát triển nhân cách sau này của nhân cách. Nhà tâm lý tiêu biểu: Sigmund Freud.
2. Liệu pháp Adler (Adlerian therapy)
Đây là một mô hình liệu pháp phát triển nhấn mạnh vào việc có trách nhiệm, tạo ra một vận mệnh riêng của một người, và tìm ra ý nghĩa và những mục tiêu để làm định hướng cho cuộc sống. Những khái niệm chính yếu được sử dụng trong hầu hết những liệu pháp hiện nay. Nhà tâm lý tiêu biểu: Alfred Adler, và sau này Rudolf Dreikurs được công nhận là người đã truyền bá rộng rãi đến Hoa Kỳ.

3. Liệu pháp hiện sinh (Existential therapy)
Chống lại với xu hướng nhìn liệu pháp tâm lý như một hệ thống của những kỹ thuật được xác định rõ ràng, mô hình này nhấn mạnh đến việc xây dựng liệu pháp trên những điều kiện cơ bản của sự hiện hữu của con người, như là sự lựa chọn, sự tự do và trách nhiệm để tạo dựng nên cuộc đời của một người, và sự quyết định cho chính mình. Mô hình này tập trung vào chất lượng của mối quan hệ mang tính trị liệu con người – con người. Nhà tâm lý học tiêu biểu: Viktor Frankl, Rollo May, và Irvin Yalom.
4. Liệu pháp tập trung vào con người hay Thân chủ trọng tâm (Person-centered therapy)
Cách tiếp cận này được phát triển trong suốt những năm 1940 như một phản ứng gián tiếp chống lại với liệu pháp phân tâm. Dựa trên một cái nhìn chủ quan về những trải nghiệm của con người, cách tiếp cận này đặt sự tin tưởng và giao trách nhiệm cho thân chủ trong việc giải quyết các vấn đề. Sáng lập: Carl Rogers.
5. Liệu pháp Gestalt (Gestalt therapy)
Một liệu pháp thực nghiệm nhấn mạnh đến sự nhận thức và phân tích, mô hình này phát triển như một phản ứng chống lại liệu pháp phân tâm. Nó kết hợp chức năng của cơ thể và trí tuệ. Sáng lập: Fritz Perls và Laura Perls.
6. Liệu pháp hành vi (Behavior therapy)
Cách tiếp cận này ứng dụng những nguyên lý của việc học tập trong việc giải quyết những rối loạn hành vi cụ thể. Những kết quả là chủ đề để thử nghiệm liên tục. Kỹ thuật này luôn nằm trong tiến trình của sự luyện tập. Nhà tâm lý học tiêu biểu: B. F. Skinner, Arnold Lazarus, và Albert Bandura.
7. Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavior therapy)
Liệu pháp hành vi – cảm xúc – lý trí, một mô hình có tính giáo huấn cao, nhận thức và định hướng hành động về liệu pháp tâm lý nhấn mạnh đến vai trò của tư duy và hệ thống niềm tin như là căn nguyên của những vấn đề cá nhân. A. T. Beck xây dựng liệu pháp nhận thức. Nhà tâm lý học tiêu biểu: Albert Ellis
8. Liệu pháp thực tại (Reality therapy)
Cách tiếp cận ngắn hạn này tập trung vào hiện tại và nhấn mạnh đến những thế mạnh của một con người. Thân chủ học nhiều hơn những hành vi thực tế và từ đó họ đạt được những thành quả. Sáng lập: William Glasser.
9. Liệu pháp bình quyền cho phụ nữ (Feminist therapy)
Hướng tiếp cận này nảy sinh từ nỗ lực của rất nhiều phụ nữ. Khái niệm chính yếu là quan tâm đến những vấn đề bị đàn áp về mặt tâm lý của phụ nữ. Tập trung vào sự kiềm nén bị áp đặt bởi tình trạng chính trị – xã hội mà ở đó người phụ nữ nằm ở thứ hạng thấp (hoặc bị loại bỏ), hướng tiếp cận này tìm kiếm sự phát triển đặc tính, ý niệm về bản thân, những mục tiêu và khát vọng, và sự khỏe mạnh cảm xúc của người phụ nữ.
10. Những cách tiếp cận hậu hiện đại (Postmodern approaches)
Có rất nhiều nhà tâm lý học tiêu biểu có liên quan đến sự phát triển của những cách tiếp cận đa dạng đến liệu pháp tâm lý theo hướng này. Tất cả những hướng tiếp cận như chủ nghĩa cấu trúc xã hội, liệu pháp tập trung giải quyết vấn đề nhanh, và liệu pháp kể chuyện đều thừa nhận rằng không có một sự thật đơn lẻ; Hơn thế, họ tin rằng thực tế tính xã hội được cấu trúc thông qua những tương tác của con người. Những hướng tiếp cận này cho rằng thân chủ chính là chuyên gia cho những vấn đề của cuộc sống riêng của họ.
11. Liệu pháp hệ thống gia đình (Family systems therapy)
Có rất nhiều nhà tâm lý học tiêu biểu là những người tiên phong cho hướng tiếp cận hệ thống gia đình. Hướng tiếp cận hệ thống này dựa trên kết luận rằng chìa khóa để thay đổi cá nhân chính là sự thông hiểu và hoạt động cùng với gia đình.
Ngô Minh Uy


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét