Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

TRIẾT LÝ NGHỀ THAM VẤN



Các chuyên gia tham vấn Hoa Kỳ đã xây dựng những cơ sở được coi là triết lý cho hoạt động tham vấn. Đó là Mô hình lành mạnh, Khía cạnh phát triển, Phòng ngừa và can thiệp sớm và cuối cùng là Làm mạnh thân chủ.
  1. Mô hình lành mạnh:
Niềm tin đầu tiên mà các nhà tham vấn cho là tốt nhất trong việc trợ giúp con người giải quyết các vấn đề cảm xúc và cá nhân là mô hình Lành mạnh – wellness model (Hermon & Hazler, 1999; Mc Auliffe & Ericksen, 1999). Năm 2000, Myers, Sweeney và Witmer đã phát triển mô hình này đặc dành cho tham vấn. Trước kia, mô hình cơ bản được sử dụng bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần (mental health professionals) ở Mỹ để tập trung vào vấn đề cảm xúc là mô hình bệnh và y học (illness and medical)

Trong mô hình y học, người trợ giúp xác định bệnh tật bằng cách hỏi bệnh nhân. Sự chẩn đoán bệnh tật luôn là bước đầu tiên trong việc trợ giúp. Mục tiêu trợ giúp là giúp bệnh nhân đạt được chức năng như khi chưa bị bệnh.



Theo cách tiếp cận wellness model, mục tiêu cho mỗi người là đạt được sức khỏe tâm thần một cách tích cực có thể, với quan điểm, sức khỏe tâm thần là một quá trình diễn tiến.
Khuynh hướng lành mạnh về thể chất và cảm xúc xem xét dựa trên một số thang đo, những tiêu chí này đại diện cho sự lành mạnh về cảm xúc và tâm thần trong các lĩnh vực quan trọng khác nhau của cuộc sống. 
Nhà tham vấn đánh giá chức năng của thân chủ dựa trên những khía cạnh này để khẳng định cần tập trung vào khía cạnh nào là tốt nhất trong quá trình tham vấn. 
Thang này bao gồm: Mối quan hệ gia đình, Bạn bè, những mối quan hệ khác, Nghề nghiệp/ công việc, Tâm linh, Hoạt động giải trí, Sức khoẻ thể chất, Môi trường sống, Tài chính, Tình dục.
Sự khác biệt cơ bản giữa hai mô hình này là thái độ của chuyên gia đối với thân chủ và sự tập trung vào yếu tố lâm sàng của chuyên gia. Các nhà tham vấn xem xét thân chủ có cả hai tiềm năng và khát khao muốn tự chủ và thành công trong cuộc sống hơn là xem như có bệnh và cần được điều trị. 
  1. Khía cạnh phát triển 
Trong cuộc đời chắc chắn con người phải trải qua và ít nhất đã thành công một thách thức nào đó. Các nhà tham vấn tin rằng hầu hết các vấn đề mà con người phải đối mặt đều là một sự nảy sinh tự nhiên và phổ biến. Một số vấn đề mà các chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể xem là bệnh lý thì nhà tham vấn xem nó như là sự diễn tiến. Chẳng hạn như:
- Ở tuổi thứ 5 bé trai cảm thấy hoảng sợ khi bị mẹ để lại lớp mẫu giáo lần đầu tiên.
- 11 em gái ám ảnh vì một cậu bạn.
- Tuổi teen, cậu con trai chống đối cha mẹ mãnh liệt.
- Sau khi sinh đứa con đầu lòng, người mẹ trẻ cảm thấy trầm cảm.
- Ở tuổi 35, người đàn ông gặp rắc rối và uống rượu.
- 40 tuổi, người phụ nữ cảm thấy vô giá trị khi đứa con nhỏ nhất đã tốt nghiệp đại học... 

Bằng cách nghiên cứu các giai đoạn phát triển trong cuộc đời và hiểu các vấn đề mà tất cả các cá nhân phải đối mặt nhà tham vấn có thể giúp thân chủ trải nghiệm vấn đề như là một sự tự nhiên và phổ biến ở con người. 
Thậm chí vấn đề được xem như là tâm bệnh lý bởi các chuyên gia khác như trầm cảm nặng, nghiện chất, ... có thể được xem như là vấn đề tạm thời gây phiền nhiễu cho con người và được giải quyết hiệu quả nếu cá nhân tiếp tục cách sống tích cực. 
  1. Phòng ngừa và can thiệp sớm
Tổng kết mang tính triết lý thứ ba của các nhà tham vấn là ngăn ngừa các vấn đề cảm xúc và tâm thần hơn là điều trị (Conyne& Horne, 2001; Kulic, Dagley, & Horne, 2001; Mc Carthy & Mejia, 2001, Owens & Kulic, 2001; Sapia, 2001; Wilson & Owens, 2001). Khi không thể ngăn ngừa các nhà tham vấn mới cố gắng can thiệp.


Công cụ cơ bản của nhà tham vấn trong việc ngăn ngừa vấn đề cảm xúc và tâm trí (mental ) là giáo dục đào tạo. Nhà tham vấn thường thực hành nghề nghiệp của mình với tư cách là một giáo viên sử dụng tâm lý giáo dục như là một công cụ bằng cách cảnh báo trước những khía cạnh stress tiềm năng và chuẩn bị cho họ những hành trang để thách thức tới thành công. 
Một số hoạt động mang tính ngăn ngừa như : Chương trình giáo dục làm cha mẹ, toạ đàm về việc ra quyết định, nhóm khám phá nghề nghiệp, tham vấn tiền hôn nhân. 
  1. Làm mạnh thân chủ 
Niềm tin thứ 4 mà các nhà tham vấn đưa ra trong là giúp thân chủ có khả năng giải quyết vấn đề của mình một cách độc lập. Thông qua việc dạy cho thân chủ những chiến lược giải quyết vấn đề một cách hợp lý và tăng cường khả năng hiểu bản thân mình, các nhà tham vấn hy vọng rằng thân chủ sẽ không cần đến sự trợ giúp trong tương lai nữa.

Khi gặp gỡ người trợ giúp, thân chủ trở nên rất dễ bị phụ thuộc vào người trợ giúp. Một số hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần khuyến khích sự phụ thuộc này trong cuộc đời. Các nhà tham vấn thì khuyến khích thân chủ tự chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình và sống theo cách giúp cho họ trở nên tự chủ và độc lập. 

Mặc dù một số người có thể cần tới sự trợ giúp thể chất hay tâm thần nhưng tất cả họ đều được trợ giúp để trở nên độc lập như họ có thể. Các nhà tham vấn không xem mình như là chuyên gia phải tư vấn khi có vấn đề xảy ra. Hơn nữa, nhà tham vấn truyền tải niềm tin rằng thân chủ có khả năng phát triển các kỹ năng họ cần có cho sự lành mạnh và cuộc sống độc lập. 

Tô Thị Hạnh (biên dịch)
(Theo Ethical, Legal, and Professional Issues in Counseling)





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét