Trong đời sống của một người có 4 khía cạnh:
1. THỂ LÝ: Các cơ chế sinh học
trong thân xác.
2. TÂM LINH: Đời sống nội tâm, tương quan của mình
với Thượng Đế, Tạo Hóa.
3. TÂM LÝ: Ước muốn tình cảm,
cảm xúc, xung năng trong đời sống tâm lý.
4. MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI: Tương quan
với người khác và bối cảnh chung quanh với cả sinh vật nữa.
Một người trong cuộc sống
luôn có 4 khía cạnh thể lý, tâm lý, tâm linh và môi trường xã hội nối kết với
nhau. Để hiểu một người, ta phải hiểu hết toàn thể 4 khía cạnh này. Khi ta nhận
thấy hành vi của một người thế này, thế kia ta cần đặt câu hỏi, tìm hiều, xem
xét điều gì ảnh hưởng đến hành vi của họ. Ta đi từ thực tế trở về đời sống của
mỗi người, ta thấy các chiều kích thể lý, tâm lý, tâm linh và môi trường xã hội
có liên hệ mật thiết với nhau.
Tâm cảm là gì?
• Tâm cảm là yếu tố bao gồm
xúc cảm, cảm nhận, tình cảm, ước muốn và những thôi thúc bên trong. Nó còn là
khả năng cảm nghiệm những tâm tình, khả năng yêu thương, khả năng thiết lập các
tương quan với người khác.
Trưởng thành tâm cảm thì:
\
• Không đi theo tuổi. Không
phải người lớn hơn, trưởng thành hơn thì tâm cảm hơn người trẻ tuổi. Trưởng
thành tâm cảm không đồng nghĩa với việc không còn xung đột nội tâm, vì người
trưởng thành tâm cảm vẫn có những giằng xé sâu xa bên trong. Trưởng thành tâm cảm cũng không phải là không có
bệnh lý nào đó trong đời sống. Trưởng thành tâm cảm luôn luôn là một tiến trình
từng bước đi lên.
Trưởng thành tâm cảm thì hài hòa với nhau giữa phần Tâm
với phần Trí,
- Phần Tâm là cảm xúc, nhu
cầu, ước muốn, thúc đẩy bên trong, khả năng yêu thương, khả năng thiết lập các
tương quan.
- Phần Trí là khả năng suy
luận, quyết định sáng suốt, theo đuổi mục tiêu, điều chỉnh theo thực tại.
Phần Tâm phải được gắn kết
với phần Trí, nói cách khác cái đầu và con tim luôn đi đôi với nhau.
Thế nào là hài hòa?
•
Hài hòa không phải chỉ là tương hợp
giữa tâm và trí. Tuy nó cần sự tương hợp, nhưng nó còn cần phải mang đến sức
sống, mang đến bình an nội tâm và còn mang đến sự triển nở và nối kết trong
tương giao với người khác.
Người trưởng thành tâm cảm là người:
1. Hiểu biết mình: Ý thức
về bản thân, nhận ra được con người mình, ý thức được hành vi của mình, cảm
thức về căn tính của mình, biết tôi là ai, sự hiện diện của tôi trên trái đất
này có ý nghĩa gì; cảm nhận được giá trị, bản thân của mình, cái tốt, cái xấu
của tôi, có lòng tự trọng; hiểu biết nguyên nhân
của sự việc, biết sự tức giận của tôi đến từ đâu, và hiểu biết ý nghĩa đằng sau của những cảm xúc tức giận đó.
2. Đón nhận mình: Biết đón
nhận thực trạng hiện tại của mình. Ví dụ: Nếu tôi
thấp, tôi biết chấp nhận thực tại đó chứ không đòi hỏi phải cao hơn.
Biết đón nhận tài năng và giới hạn của mình, và biết đón nhận lịch sử cuộc đời
của mình, đón nhận biến cố thăng trầm trong quá khứ, nếu ta không biết đón nhận
quá khứ, muốn tẩy xóa quá khứ, muốn tách rời quá khứ, ta không thể trưởng
thành, quá khứ luôn là bài học quí giá cho hiện tại.
3. Kiểm soát và điều chỉnh: Không
để cảm xúc làm chủ mình, điều chỉnh các nguyên nhân (nhận thức hay hoàn cảnh)
gây ra cảm xúc tiêu cực, biết làm chủ cảm xúc, biết đáp lại chứ không phản ứng theo
cảm xúc.
4. Quân bình nội tại: Biết
nhận ra và gắn kết với chiều sâu nột tâm, chứ không sống cảm xúc hời hợt bên
ngoài và hội
nhất năng lực tâm cảm mang lại lợi ích cho mình và cho người khác. Quân bình hướng đến sự triển nở cho mình và cho
người khác.
5. Vượt lên trên đam mê:
Có thang giá trị thật làm nền tảng; có niềm tin làm nền tảng, làm nhận thức cho
hành vi của mình; có khát vọng và dám dấn thân cho giá trị thật đó.
6. Thiết lập và duy trì tương quan: Biết đồng cảm, cùng cảm nhận và cùng hiểu cảm xúc của
mình và người khác. Có khả năng nối kết cách thân mật với người khác, tạo một tình bạn thân mật,
chân thật chứ không lệch lạc. Thiết lập duy trì tình bạn chân thật đó và biết
giữ giới hạn thích đáng trong tương quan.
Trần Sĩ Nghị
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét